Làm Cha Mẹ

Hướng dẫn các mẹ cách cho con ăn dặm từ A đến Z

Đối những gia đình, khi mới bắt đầu làm cha mẹ và chăm sóc trẻ sơ sinh thì vấn đề phát hiện thời điểm cho con mình ăn dặm kết hợp với sữa mẹ là một vấn đề khá khó khăn. Bởi không biết, nên cho con ăn như thế nào? Thực đơn trong bữa ăn dặm của con thế nào là đúng dinh dưỡng. Hiểu được vấn đề này, bài viết của chúng tôi sẽ hướng dẫn các bậc cha mẹ trong cách cho con ăn dặm để bạn biết cách thực hành tốt hơn trong việc chăm sóc con mình.

Tầm quan trọng của việc cho con ăn dặm

Để cho con ăn dặm, thì các bạn cần phải có những kiến thức cơ bản nhất về yêu cầu trong việc con ăn dặm từ thời gian bắt đầu, đến thực đơn và cách cho con ăn. Hãy đọc thật kỹ những nội dung trong bài, sau đó thực hiện các bạn nhé. Việc này khá cần thiết, để bạn có thể thành công trong việc cho con ăn bột và ăn cơm sau này, nên các bạn không được bỏ qua hay là thờ ơ với kiến thức của nó.

tầm quan trọng của việc cho bé ăn dặm

Việc bạn có kiến thức trong cách cho ăn dặm, không những giúp cho con phát triển tốt mà còn đảm bảo con được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh việc bị suy dinh dưỡng. Bởi đó, nếu như con bạn đang trong thời gian bắt đầu bập bẹ ăn dặm, thì bạn nên dành nhiều thời gian tìm hiểu về nó nhé.

Thời điểm bắt đầu cho con ăn dặm

Thường thì trong 6 tháng đầu của con trẻ, các cha mẹ sẽ chỉ tập trung cho con dùng sữa mẹ là chính. Nhưng theo sự phát triển của thể trạng, cũng như nhu cầu ăn uống của con mà bạn cần nhận biết được thời điểm nào con bắt đầu muốn ăn dặm. Dưới đây là những biểu hiện cho bạn biết, bé đã muốn ăn dặm:

  • Thứ nhất, mỗi lúc rảnh rỗi là miệng bé cứ nhai tóp tép.
  • Thứ hai, cứ mỗi khi nhìn thấy người lớn ăn là bé cũng có biểu hiện kích thích ở miệng lưỡi, thể hiện sự thích thú rồi đùng lưỡi liên tục. Thường bạn sẽ thấy con có biểu hiện này, lúc con ngồi khá vững.
  • Thứ ba, con có biểu hiện đòi bú liên tục, thời gian và tần suất mỗi lần các nhau không bao lâu.
  • Thứ tư, vì đói nên bé bắt đầu có những giấc ngủ bị ngắt quãng và cũng đòi ăn nhiều hơn.

Nếu như bạn thấy con mình đang có những biểu hiện này, thì là con báo hiệu rằng đã đến thời điểm cha mẹ nên cho con ăn dặm thêm rồi đấy ạ. Bạn hãy mau chóng lên thực đơn, bắt đầu cho con ăn luôn bạn nhé.

Dinh dưỡng cho trẻ khi ăn dặm

Trong khẩu phần ăn dặm của trẻ nhỏ cũng như người lớn, cần phải đảm bảo có đầy đủ 4 nhóm chất trong bữa ăn hàng ngày gồm có chất béo, bột đường, chất đạm, khoáng chất và vitamin. Vì vậy, khi cho con ăn dặm trong hai bữa căn bột chính mỗi ngày, các mẹ cần kết hợp các thành phần này đầy đủ.

dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm

Tiếp đến, ngoài việc cho con ăn bột thì các mẹ cũng cần cho con ăn cả trái cây. Vì thế, mỗi ngày các mẹ hãy cho con ăn một bữa trái cây vẫn nguyên chất, điều này giúp bạn có thể tận dụng được chất xơ trong hoa quả và một bữa uống nước ép. Bên cạnh việc cho con ăn bột rồi, thì bạn cũng phải kết hợp cho con bú sữa mẹ đầy đủ và thương xuyên, bởi đây chính là nguồn dinh dưỡng quý báu của trẻ. Trong trường hợp, nếu mẹ ít sữa thì bạn cần cho con uống thêm sữa ngoài, hãy cố gắng đảm bảo lượng sữa cung cấp cho con mỗi ngày từ 500 đến 700ml.

Trong những thực phẩm bạn chuẩn bị cho con ăn dặm, nhất là lúc con được 6 tháng tuổi thì không nên cho ăn quá nhiều đồ tanh, bởi khi này hệ tiêu hóa của con còn quá non yếu chưa thế thực hiện chức năng tiêu hóa của mình tốt, nên bạn hãy cho con ăn dần và làm quen với nó. Quan trọng hơn, khi bắt đầu ăn dặm thực đơn bạn nên cho ăn chỉ cần có bột và kết hợp cùng với thịt lợn, thịt gà, sữa và trứng.

Lưu ý các mẹ, khi nấu bột cho con ăn các mẹ không được quên cho mỡ hoặc là dầu ăn bởi thành phần kết hợp với bột đều là những thứ nhiều chất đạm nên nó cần có chất xúc tác để có thể chuyển hóa. Khi cho mỡ hoặc dầu ăn vào bột, các mẹ có thể ước lượng để không bỏ quá nhiều.

Thường các mẹ hay có thói quen sẽ nấu một nột bột thật nhiều để trong tủ lạnh, việc đó giúp họ tiện lợi hơn trong việc cho con ăn cả ngày. Nhưng đây là một sai lầm, nguyên nhân chính khiến cho trẻ chán ăn. Vì thế, các bạn hãy thường xuyên thay đổi thực đơn để tạo cảm giác lạ miệng, mới mẻ và khiến trẻ ăn ngon hơn.

Gợi ý cho các mẹ thực đơn ăn dặm với trẻ 5 tháng tuổi gồm:

  • Tuần đầu khi bắt đầu tập ăn dặm, hãy cho con ăn khoảng 5ml đến 10ml cháo trắng.
  • Tuần hai, ngoài cho ăn cháo trắng với hàm lượng từ 15ml đến 25ml, các mẹ có thể bổ sung vào cháo thêm cà rốt 5ml, khoai tây 5ml, bí đỏ 5ml hoặc là cà chua 5ml.
  • Tuần ba, lúc này các bé đã quen với việc ăn dặm và các thực phẩm thì mẹ bắt đầu tăng về khẩu ăn cho bé mỗi ngày được. Theo đó, hãy tăng về lượng cháo từ 30ml đến 40ml và kết hợp cùng với những loại rau củ như là: su hào 10ml, rau ngót 10ml, rau cải bó xôi 10ml. Bạn cần phải kết hợp sao cho, mỗi ngày tổng số lượng thức ăn dặm bé nạp vào cơ thể khoảng 40ml đến 50ml.

Tuần tư, các mẹ hãy duy trì số lượng và thực đơn như ở tuần ba khi cho con ăn dặm nhé.

Quy tắc khi cho bé ăn dặm cần nhớ

Để việc cho bé ăn dặm có hiệu quả, bé có thể ăn và hấp thụ được chất dinh dưỡng một cách hiệu quả thì bạn cũng cần phải có những quy tắc riêng. Hãy tham khảo nội dung mà chúng tôi chỉ ra sau đây, đây là những kiến thức cơ bản, bắt buộc các cha mẹ cần phải nhớ như một kim chỉ nang trong việc chăm sóc con cái mình.

cho trẻ ăn dặm nhưng không cai sữa luôn

Khi cho bé ăn dặm lần đầu, hãy thực hiện theo 4 nguyên tắc sau:

  • Không được vội vàng, không nên học theo những kinh nghiệm của người quen, nếu cảm thấy nghi ngờ thì hãy dừng lại và chờ đợi thời điểm thích hợp cho con ăn.
  • Cho con dặm, đừng có ham chạy theo số lượng
  • Nếu con không muốn ăn, đừng ép con ăn.
  • Trong cách ăn, các thực đơn không cần phải quá cầu kỳ và đa dạng.

Những nguyên tắc cơ bản các mẹ cần nhớ khi cho ăn dặm:

  • Thứ nhất là chỉ cho con ăn dặm lúc đã được 6 tháng tuổi và tuyệt đối không được cho ăn trước 4 tháng tuổi, các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyên bạn nên cho con ăn dặm vào thời gian từ 4 đến 6 tháng tuổi, những thời điểm nào thích hợp nhất là do ở cha mẹ.
  • Thứ hai, chỉ được phép cho con ăn dặm với những thực phẩm mới, khi cơ thể con hoàn toàn khỏe mạnh, khi con đang mọc răng hay bị cảm và mệt thì không cho ăn. Khi con ăn dặm, muốn con ăn tốt và sức khỏe ổn thì người mẹ cũng phải trong trạng thái khỏe khoắn. Nếu như gia đình có những thay đổi sinh hoạt như đi du lịch, hay tổ chức tiệc, khi bé mới tiêm chủng… thì bạn nên dừng việc cho bé ăn dặm, hãy để khi nào mọi sinh hoạt trở lại bình thường thì cho con ăn.
  • Thứ ba, nếu như bạn cho con món ăn dặm mà con có biểu hiện chối, thì bạn đừng cố ép con. Cũng có trường hợp, để con quen được mùi vị của thức ăn, bạn phải thử nghiệm món ăn đấy từ 10 đến 15 lần nhé. Tuy nhiên, nếu cứ cố mà thấy con phì thức ăn thì bạn cần dừng lại ngay.
  • Thứ ba, mỗi lần ăn chỉ được cho bé thử nghiệm một loại thức ăn. Các bạn nhớ nhé, nếu muốn cho con một món nào mới thì chỉ cần ăn một loại, ví dụ nếu muốn cho con ăn hoa quả thì mỗi bữa chỉ là một loại, như trưa ăn táo thì riêng táo chứ không nên cho thêm cam.

Như vậy là chúng tôi đã hướng dẫn bạn đọc, cách cho con ăn dặm cơ bản và khoa học rồi đó ạ. Các bạn hãy nhớ thật kỹ những kiến thức đó, hãy tạo cho con một thói quen ăn uống và một chế độ dinh dưỡng khoa học để con phát triển tốt nhất các bạn nhé.

Skc.com.vn-Làm Cha Mẹ

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *