Làm Cha Mẹ

Nguyên nhân và biểu hiện của trẻ tự kỷ mọi người cần biết

Bệnh tự kỷ hiện đã không còn xa lạ gì trong cuộc sống hàng ngày chúng ta, tình trạng này càng một nhiều lên ở hầu hết các quốc gia và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Dù bạn là ai, cũng nên có sự hiểu biết nhất định về căn bệnh này. Hãy tham khảo nguyên nhân và biểu hiện của trẻ tự kỷ trong bài viết này của chúng tôi, từ thông tin bài viết các bạn hãy chú tâm thật nhiều đến tâm trạng hình thái tâm lý của con trẻ để sớm phát hiện, điều trị bệnh nhé.

>>5 nguyên tắc vàng dạy tiếng anh cho trẻ mầm non

>>Hướng dẫn các mẹ cách cho con ăn dặm từ A đến Z

Nguyên nhân trẻ mắc tự kỷ

Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân của bệnh tự kỷ, chúng ta cần phải biết về khái niệm của nó. Vậy bệnh tự kỷ là gì? Bệnh tự kỷ hay còn được gọi là bệnh rối loạn tử kỷ, đây là một chứng rối loạn có sự phát triển mà đặc trưng là do khiếm khuyết ở mặt qua hệ nhân sinh, về ngôn ngữ giao tiếp và giao tiếp phi ngôn ngữ. Cũng như là hành vi về sở thích hạn chế, thực hiện lặp lặp lại… Tất cả các biểu hiện này, nó xuất hiện ở trẻ em từ những năm đầu đời, nhưng thường sẽ là trước 3 tuổi rồi phát triển dần lên.

trẻ tự kỷ

Đối với những người mắc bệnh tự kỷ, họ không có giao tiếp cũng như tương tác xã hội với mọi người. Chính vì lẽ này, người mắc bệnh tự kỷ về tâm lý, xã hội trong sự phát triển đều bị hạn chế.

Nguyên nhân về bệnh tự kỷ, hiện chưa có bất cứ một kết luận toàn diện nào của các nhà khoa học nói về bệnh một cách đầy đủ. Có nhiều kết luận đưa ra, bệnh này xuất hiện chủ yếu là do di truyền, nhưng cũng đã có nhà nghiên cứu đưa ra nghi ngờ nguyên nhân xuất hiện bệnh là do cả di truyền và yếu tố môi trường. Tuy nhiên, hiện nay những người trong nghề chưa tìm ra được ghen hay là tổ hợp gen để chứng minh bệnh tự kỷ là do di truyền. Như vậy có thể thấy, lý do mắc bệnh do môi trường sống của trẻ vẫn là cao nhất.

Cũng có nguyên nhân mắc bệnh ở trẻ, là do người mẹ trong thời kỳ mang thai đã mắc phải virus Rubella, điều này là tác nhân làm cho sự phát triển của não thai nhi kém và cũng là tác nhân gây ra bệnh.

Nguyên nhân nữa được những người trong chuyên môn công nhận, ở thời kỳ mang thai nghén, người mẹ mắc các bệnh lý của tuyến giáp, làm thiếu hụt về tyroxin làm thay đổi trong não thai nhi, cũng sẽ dẫn đến tự kỷ.

Trong thời gian mang thai nghén, người mẹ mà bị mắc bệnh đái tháo đường, thì nguy cơ trẻ sinh ra bị mắc bệnh tự kỷ vô cùng quan trọng. Theo phương pháp phân tích tổng hợp 2009, nguy cơ trẻ bị tự kỷ do người mẹ mắc bệnh đái tháo đường trong thời gian mang thai tăng lên gấp đôi với những nguyên nhân khác.

Cũng trong thời gian mang thai, nếu như người mẹ có sử dụng đến một số loại thuốc an thần, thuốc điều trị dạ dày, viêm khớp… cũng là một yếu tố khiến trẻ sinh ra bị mắc bệnh tự kỷ.

Môi trường cuộc sống hàng ngày, nếu như người mẹ mang thai mà tiếp xúc với những chất độc hại như thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu có nồng độ cao. Việc họ phải tiếp nhiều, thì tỷ lệ cao gây ra các bất thường về gen từ đấy dễ phát sinh ra việc bị đột biến gen, khi trẻ sinh ra cũng bị mắc bệnh tự kỷ.

Như vậy, có thể thấy rằng nguyên nhân chính gây ra bệnh tự kỷ phần lớn là do chính những sinh hoạt của người mẹ trong thời kỳ mang thai. Vì thế, là các bậc phụ huynh, khi phát hiện mình có thai nên tìm hiểu về bệnh để tranh những tác nhân gây bệnh cho con chỉ vì do không biết, không phòng tránh.

Biểu hiện của trẻ tự kỷ

Để phát hiện con cái mình có biểu hiện của bệnh tự kỷ hay không? Các bạn hãy lưu ý đến chính những phát triển về hành vi, khả năng giao tiếp của con trong cuộc sống hàng ngày các bạn nhé. Dưới đây là những biểu hiện cơ bản, các bạn cần nắm được và theo dõi con em mình.

biểu hiện trẻ tự kỷ

Con gặp khó khăn trong giao tiếp với mọi người xung quanh: Ở lứa tuổi từ 1 đến 3 tuổi, các con khá là nghịch và có sự giao tiếp tương tác với người lớn. Thế nhưng, nếu như bạn phát hiện ra con không cười khi nhìn vào mắt của người đối diện, con không có tương tác cùng với những người chăm sóc và không bó/đi lại đến chỗ người lớn để được bế thì có thể là bạn trẻ đó mắc bệnh tự kỷ. Bên cạnh đấy, trong quá trình nói và tập nói trẻ cũng nói những từ ngữ không có ý nghĩa, hoặc là gầm gừ có sự lặp lại một từ không ngừng hoặc một câu vô nghĩa. Trẻ cũng có thể biểu hiện bị điếc, mặc dù cảm nhận được những tiếng động xung quanh mình nhưng trẻ không hề thể hiện một biểu cảm nào.

Trẻ có những hành vi dập khuôn và thực hiện lặp đi lặp lại: Những hành vi này có thể là, thực hiện lắc lư người liên tục ra trước hoặc sau liên tục. Cũng có thể là giữ khư khư một đồ vật, chuyển đồ chơi từ tay này qua tay khác liên tục…

Trẻ ít có hứng thú và ít hoạt động: Với những trẻ bị mắc bệnh tự kỷ, các con sẽ không có được sự tinh nghịch, phát triển với các trò chơi như trẻ bình thường. Trong khi chơi những trò chơi, con không có sự sáng tạo, luôn thực hiện theo một cách dập khuôn. Con còn thể hiện một thái độ, không thích giao tiếp và hoạt động quá nhiều mà chỉ muốn ngồi một chỗ, rồi thực hiện các hoạt động theo một trình tự lặp lại.

Phản ứng khi buộc phải thay đổi: Đối với những trẻ bị mắc tự kỷ, các con có thể chú ý đến các trật tự nhưng không hề có một mục đích gì. Vì thế, những thói quen trong cuộc sống một phần nào đó sẽ làm cho con trẻ cảm thấy khó chịu, khó thích nghi. Thực tế thì với người lớn chúng ta, cũng khó có thể thích nghi ngay với những điều đó. Nhưng nếu như bạn cảm nhận được, sự thay đổi ở con minh có sự suy sụp thì rất có thể là con đã bị tự kỷ. Ở trẻ nhỏ, khi con mắc tự kỷ thì sẽ thể hiện hành vi giận dữ. Còn khi con lớn hơn một chút, thì bạn có thể nhận ra bệnh tự kỷ trong việc các thực hiện các hành vi lặp lại nhiều lần hoặc là vặn xoắn tay vào nhau lúc rơi vào tình cảnh lo lắng.

Bận tâm hoặc ám ảnh quá mức: Còn một biểu hiện nữa bạn có thể nhận thấy con trẻ có bị bệnh tự kỷ hay không? Là việc con đã bận tâm hoặc bị ám ảnh quá mức về một vấn đề nào đó trong cuộc sống mà con gặp phải. Sự ám ảnh có thể biểu hiện qua việc, sợ quạt trần, sợ tiếng máy hút bụi,… hoặc là kiến thức về thiên văn học chuyên sâu. Với những trẻ lớn hoặc người lớn khi mắc bệnh tự kỷ, có thể thể hiện một sự quan tâm đặc biệt đến các con số, ngày tháng, dấu hiệu hoặc là chủ đề của khoa học.

Hiểu mọi điều theo nghĩa đen: Với những trẻ tự kỷ, hay là người lớn mắc bệnh họ thường sẽ gặp khó khăn trong việc có thể hiểu được các khái niệm có tình trừu tượng, các câu thành ngữ. Theo đó, khi gặp phải những câu nói tắt, câu nói nghĩa bóng thì họ chỉ có thể hiểu theo nghĩa đen.

Thường thì những biểu hiện của trẻ tự kỷ, xuất hiện khá sớm ngay từ trong những năm đầu đời nhưng theo thời gian thì phát triển một cách bình thường. Chính vì lẽ đó, việc phát hiện và xác định trẻ pháp triển bình thường rơi vào chứng tự kỷ khá khó. Vì thế, các bậc cha mẹ cần chủ động hơn trong việc chăm sóc con em mình, hãy đưa các cháu đến gặp nhà chuyên môn (bác sĩ nhi, bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học…) nếu thấy con em mình có biểu hiện sau:

  • Khi trẻ được 12 tháng tuổi không có hiện tượng bi bô, bập bẹ tập nói
  • Khi trẻ được 12 tháng tuổi, trẻ không đưa ra hiệu, có những điệu bộ đơn giản như chỉ chỏ, vẫy tay,…
  • Khi trẻ 16 tháng tuổi mà chưa thể nói được một từ nào.
  • Khi trẻ được 2 tuổi, trẻ không thể nói được câu nào đáp trả lúc có người đặt câu hỏi.
  • Dù ở mọi độ tuổi, trẻ đều mất đi hoặc bị suy thoái về kỹ năng trong ngôn ngữ và xã hội.

Theo thống kê đưa ra, hiện nay cứ trong 10,000 người sẽ có 12 người bị mắc bệnh tự kỷ và số trẻ em mắc bệnh cao gấp 3 lần so với trẻ em nữ. Căn bệnh này, hiện này càng phát triển và đang là một bệnh khó chữa. Vì thế, các bậc cha mẹ hãy thực sự lưu tâm và chăm sóc con trẻ mình thật tốt, hãy yêu thương con, giao tiếp với con thật nhiều để con có sự hòa động, năng động của đúng lứa tuổi các bạn nhé.

Trên đây, là các nguyên nhân và biểu hiện của trẻ tự kỷ các bạn cần nắm được để có thể sớm phát hiện và đưa ra phương pháp điều trị bệnh cho con em mình nhanh, hiệu quả hơn nếu con có mắc bệnh. Để biết con có mắc bệnh hay không, việc bạn phải quan tâm và chú ý từng thay đổi trong cuộc sống hàng ngày của trẻ là một yếu tố cực kỳ quan trọng mà bạn cần phải lưu tâm đến đấy nhé. Hãy cố gắng, đừng vì sự chủ quan, vô tâm của bản thân mà khiến con cái gặp phải căn bệnh tự kỷ các bạn ạ.

Skc.com.vn-Làm Cha Mẹ

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *